0398.556.786 - 0373823199
Chương trình 3

DỰ ÁN LÀNG SINH THÁI NGHỈ DƯỠNG THIỆN TÂM

DỰ ÁN LÀNG SINH THÁI NGHỈ DƯỠNG THIỆN TÂM

Dự án

Làng sinh thái  nghỉ dưỡng chăm sóc sức khỏe chủ động Thiện Tâm

Đơn vị thực hiện dự án : Công ty TNHH tư vấn đầu tư

và du lịch Hưng Vượng

           Làng sinh thái  nghỉ dưỡng chăm sóc sức khỏe

                         chủ động Thiện Tâm

I -  Phân tích nhu cầu :

- Hiện nay và trong tương lai không xa, do mức sống ngày càng nâng cao nên nhu cầu được chăm sóc sức khỏe tại các khu điều dưỡng ,an dưỡng lâu dài kết hợp với  nghỉ dưỡng ngắn hạn của  nhân dân đang và sẽ  tăng  nhanh .

- Đặc biệt là tầng lớp trung lưu trở lên, nhu cầu này rất lớn; những ngày nghỉ cuối tuần, ngày nghỉ lễ, Tết v.v.số người rời thành phố ra các vùng ngoại vi để nghỉ ngơi thư dãn nghỉ 2-3 ngày hoặc cả đợt nghỉ phép tại khu nghỉ dưỡng không quá đắt tiền

- Nhiều người trong số cán bộ hưu trí không có khả năng mua đất xây biệt thự  đắt tiền  nhưng có thể liên kết hợp tác  xây dựng một cơ sở nghỉ hưu , an dưỡng lâu dài cho bản thân và gia đình với chi phí hợp lý.

- Tuổi thọ người Việt ngày càng tăng, lớp người cao tuổi càng nhiều, con cái họ là các Doanh nhân, quan chức do bận rộn không thể chăm lo cho bố mẹ ; vì vậy , những hình thức dưỡng lão lâu dài kết hợp nghỉ ngơi thư dãn ngắn hạn, đảm bảo  cuộc sống an toàn ,vui khỏe, vừa độc lập tương đối, vừa gần gũi gia đình  đang và sẽ  trở thành nhu cầu rất bức thiết.

- Cuộc sống NCT có những đặc điểm  mới khác thế hệ con cháu ,cả về tâm sinh lý và quan hệ gia đình, xã hội,v.v 

  Nhu cầu sống độc lập ( hiểu theo nghĩa tương đối) riêng biệt,yên tĩnh,không theo truyền thống “tứ đại  đồng đường “ngày càng tăng, đặc biệt  là tại thành phố..

- NCT sợ nhất đau ốm và cô đơn, không ai chăm sóc.Về cuối đời ,họ  không cần nhà ở quá rộng, lên xuống cầu thang quá cao, nhưng phải sống vui trong quần thể bạn bè, người thân, quen, đặc biệt càng có điều kiện chăm sóc sức khỏe thường xuyên càng yên tâm. Trong khi đó,hầu hết nhà  nghỉ dưỡng cho NCT hiện nay thường là nhà cao tầng, xây kín cổng cao tường,tách biệt cuộc sống đời thường.Mọi sinh hoạt gần như khép kín trong không gian hẹp, nhiều người ở chung một phòng, sinh hoạt gò bó, đơn điệu, rất dễ gây buồn chán, thậm chí bức xúc.

 Hơn nữa, các khu nghỉ dưỡng cao cấp, khu resort hiện nay thường quá đắt đỏ, chỉ dành cho người giàu có..

Xuất phát từ những nhận định trên, việc xây dựng một khu nghỉ dưỡng sinh thái mang mầu sắc làng Việt hiện đại tại vùng ven Hà Nội,Nha Trang,Đà Lạt v.v.  chắc chắn sẽ đáp ứng được  nguyện vọng  trước mắt và lâu dài của nhiều tầng lớp nhân dân ta , trong đó chủ yếu là khách hàng NCT  có mức sống trung bình khá trở lên..

II- Xác định địa điểm . 

1.Yêu cầu về địa điểm ,,

- Với đề án này, tìm được vị trí đẹp,phù hợp yêu cầu là rất quan trọng mang tính quyết định.

Dưới đây chỉ nêu tóm tắt một số nội dung :

- Diện tích tối thiều 10ha - 20ha; đã có chủ sở hữu với giấy tờ pháp lý đầy đủ,có giá trị lâu dài.

- Không nằm trong khu dân cư ồn ào, đông đuc; tuy nhiên cũng không quá xa thành phố,quá hẻo lánh, không có người ở( khoảng cách vào Trung tâm thành phố  chỉ nên 30-50 km),,

- Cơ sở hạ tầng GTVT trong vùng tương đối tốt , đi lại thuận tiện, có đường đến bệnh viện địa phương nhanh chóng;

- Không gần khu nghĩa trang, bãi rác thải, khu công nghiệp gây ô nhiễm môi trường, đồng thời không nằm trong khu qui hoạch giải toả ...

- Nếu gần các khu du lịch sinh thái, có đồi cây,hồ nước,ao cá, suối nhỏ ,các công trình phúc lợi công cộng, khu an dưỡng, gần các khu du lịch danh lam thắng cảnh thì càng tốt …….

2. Các địa điểm tiềm năng đã được khảo sát phù hợp :  Hà Nội có các địa điểm phù hợp : Khu Sóc Sơn, Ba Vì, Sơn Tây…..các địa điểm khác như  : Tam Đảo , Mộc Châu , Cat Bà - Cát Hải ( Hải Phòng ) , Bãi biển Hải Tiến ( Thanh Hóa ) ,Thịnh Long ( Nam Định ) , Đầm Vân Long ( Ninh Bình ) , Quảng Yên – Hạ Long ( Quảng Ninh ) , Sơn Trà ( Đà Nẵng ) , Bãi Dài – Cam Ranh ( Nha Trang ) , Suối khoáng nóng – Hội Vân ( Phù Cát – Bình Định ) , Mũi Né ( Phan Thiết ) , Đà Lạt – Bảo Lộc ( Lâm Đồng ) , Định Quán – Long Khánh – Long Thành  ( Đồng Nai ) , Củ Chi - Bình Chánh – Cần Giờ ( Sài Gòn ) , Vũng Tàu , Cần Thơ……

3. Đặc biệt tỉnh Bình Định là trung tâm của các tỉnh duyên hải Nam Trung Bộ và là  cưả ngõ giao thương thuận lợi nhất kết nối với các tỉnh Tây Nguyên. Thành phố Qui Nhơn xinh đẹp có nhiều địa điểm  khí hậu ôn hòa, mùa hè mát mẻ thoáng đãng,mùa đông ấm ,có núi có biển, có cảnh quan phong phú, đẹp.Qua quá trình khảo sát chúng tôi tìm hiểu thấy vùng ven Thành phố Qui Nhơn có nhiều địa điểm phù hợp để xây dựng dự án làng sinh thái chăm sóc sức khỏe chủ động Thiện Tâm.Những năm gần đây Bình Định đang là điểm đến của các nhà đầu tư trong và ngoài nước do đó Bình Định sẽ có những bước phát triển rất lớn trong thời gian tới. Bình Định cũng đang là điểm đến rất hấp dẫn của khách du lịch trong nước và quôc tế bởi có nhiều danh lam thắng cảnh đẹp, cùng những di tích lịch sử nổi tiếng của vùng đất địa linh, nhân kiệt .Đặc biệt chính quyền tỉnh Bình Định những năm gần đây có những chủ chương chính sách tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư vào đầu tư tại Bình Định nhằm tạo việc làm cho cư dân địa phương đóng góp an sinh xã hội phát triển kinh tế địa phương.Những  điều kiện khách quan thuận lợi trên sẽ tạo sự hấp dẫn cho khach hàng chọn nơi nghỉ dương và dễ cho việc quảng bá thương hiệu .Qua khảo sát chúng tôi thấy trong các địa điểm danh lam thắng cảnh của tỉnh Bình Định có địa danh suối khoáng nươc nóng Hội Vân thuộc xã Cát Hiệp – Huyện Phù Cát có nhiều ưu điểm và lợi thế cho xây dựng mô hình Lang sinh thái chăm sóc sức khỏe chủ động Thiện Tâm đầu tiên trong cả nước . Suối khoáng nóng Hội Vân cách sân bay quốc tế Phù Cát có 4,5 km , cách thị trấn Ngô Mây 3 km , cách thành phố Qui Nhơn gần 40 km …. Suối khoáng nước nóng Hội Vân đã được khảo sát thăm dò và được đánh giá cao về chất lượng khoáng rất tốt hàm lượng khoáng cao hơn rất nhiều so với các nơi khác rất phù hợp cho việc chăm sóc sức khỏe đối với bệnh tim mạch , huyết áp , các bệnh về xương khớp , bệnh ngoài da….. đặc biệt nhiệt độ rất cao 80 độC .  Đặc biệt cảnh quan thiên nhiên nơi đây còn rất hoang sơ chưa có tác động nhiều môi trường sinh thái rât tốt ….chất đất ở đây lại rất phù hợp cho trồng cây mè đen , các loại họ cây về hạt , cư dân ở vùng lân cận đang canh tác những sản phẩm nông sản các loại cây ngắn ngày : Mè đen , đậu phộng , các loại đỗ ….. có chất lượng rất tốt…. Đây là điều kiện thuận lợi để qui hoạch và phát triển vùng nông sản hữu cơ tốt nhất phục vụ cho Làng sinh thái chăm sóc sức khỏe chủ động Thiện Tâm , cho cộng đồng và tiến đến xuất khẩu…

Khu vực suối khoáng nóng Hội Vân đã được tỉnh Bình Định qui hoach tổng diện tích là 165 ha vào các dự án nghỉ dưỡng sinh thái đây là điều kiện rất tốt để triên khai dự án.

4. Nếu mô hình Làng sinh thái nghỉ dưỡng chăm sóc sức khỏe chủ động Thiện Tâm thành công sẽ từng bước mở  rộng ra các địa phương  khác, trước hết là Quảng Ninh,Tây Nguyên, các Tỉnh ven Biển Miền Trung , Đông  Nam Bộ , Miền Tây …

  III - Mục tiêu của đề án

Tranh thủ sự ủng hộ của chính quyền các cấp,khai thác mọi nguồn lực trí tuệ , tài chính và quan hệ của khách hàng, tận dụng những  lợi thế sẵn có về khí hậu, cảnh quan  thiên nhiên , quĩ đất  và các công trình phúc lợi công cộng ,  tích cực hợp tác liên kết  .nhằm xây dựng  và sớm đưa vào sử dụng một khu sinh thái nghỉ dưỡng độc đáo, hấp dẫn ,mang thương hiệu “  Làng sinh thái nghỉ dưỡng chăm sóc sức khỏe chủ động Thiện Tâm: phục vụ nhiều đối tượng khác nhau theo mô hình quần thể nhiều nhà nghỉ dưỡng gia đình  liền kề, liên thông; tại đây, khách hàng được chăm sóc  riêng biệt bởi hệ thống y tế tại chỗ chất lượng cao.Làng STND tạo sự gần gũi thiên nhiên với môi trường sinh thái yên tĩnh,xanh, sạch, đẹp , vừa  giữ được  nếp  sống gia đình ,vừa được chăm sóc, theo dõi sức khỏe hàng ngày kịp thời và chu đáo , đem lại sự yên tâm và hài lòng cho cư dân- khách hàng cũng như  nhân dân và chính quyền sở tại,đồng thời đảm bảo hiệu quả kinh tế -xã hội – môi trường  cho nhà đầu tư.

Khẩu hiệu của Làng STND : “ Sinh hoạt gần như gia đình, chăm sóc gần  như bệnh viện”

 - Xác định đối tượng thụ hưởng và đặc điểm cư dân , qui mô dân số tại Làng STND :

- Cư dân sinh sống tại Làng chủ yếu gồm những người cao tuổi, người hưu trí từ 55 tuổi trở lên, có thu nhập trung bình khá ,ổn định, có nhu cầu chăm sóc sức khoẻ thường xuyên,nhưng không mắc các bệnh lây nhiễm, tâm thần .. 

Để dễ quản lý và kinh doanh có hiệu quả, qui mô Làng sinh thái nghỉ dưỡng … điểm lớn tập trên dưới 1500 - 1800 người. Nếu mỗi nhà có tối đa 4 người thì cần xây dựng khoảng 400 nhà. Trong trường hợp nhu cầu tăng lên, sẽ phải tìm kiếm thêm diện tích tại địa điểm khác..

- Với những đối tượng này, Chủ dự án chỉ đặt mục tiêu phục vụ là chính, chỉ cần đảm bảo mục tiêu kinh doanh có lãi phù hợp….

- Ngoài ra,sẽ xây dựng khu riêng biệt dành cho các khách hàng trẻ tuổi có nhu cầu thuê nhà để nghỉ ngơi thời gian ngắn , và dành cho khách hàng là con cháu người thân của người cao tuổi đang đăng kí nghỉ dưỡng trong đó ( nghỉ dưỡng  cuối tuần, nghỉ lễ v.v ).với giá cả hợp lý, thường thấp hơn Khách sạn nhưng ngang bằng nhà nghỉ nội đô.. Với số cư dân này sẽ phải thu phí các dạng dịch vụ đảm bảo có lãi; nhằm tái đầu tư , nâng cấp cơ sở vật chất trong Làng và làm từ thiện.

- Tuỳ theo diện tích, mỗi Làng STND sẽ dành khoảng 30% nhà cho các đối tượng chính sách như mẹ VN anh hùng, gia đình có công, người già không nơi nương tựa tại địa phương.

Đây là đối tượng hoạt động từ thiện, không thu lời…

IV- Tư cách pháp nhân

- Làng STND là một đơn vị chức năng trưc thuộc  Hội GD CSSKCĐ cấp Tỉnh do TW Hội ra quyết định thanh lập, hoạt động theo điều lệ và qui định của Hội

- Làng STND về thực chất là một doanh nghiệp cộng đồng ( DN  xã hội) có thu, Đại diện pháp lý là nhà đầu tư- chủ sự án.

- Đơn vị phối hợp: Hội NCT, CCB, Hôi thầy thuốc nhân dân,Hội giáo chức VN v.v

- Cá nhân và đơn vị hỗ trợ :   Chính quyền địa phương, các nhà hảo tâm, các doanh nghiệp trong nước và Tổ chức Quốc tế

- Ban quản lý Làng do GĐ DN đầu tư chỉ định, gồm những bộ phận chủ yếu sau: Phòng Hành chính- Phòng y tế- Phòng sản xuất kinh doanh- Phòng văn hoá TDTT- Phòng Maketing , quảng cáo - Phòng hậu cần v.v.

- Cư dân Làng STND sẽ bầu ra Ban Đại diện để phối hợp với Ban Quản lý dự án phấn đấu không ngừng nâng cao chất lượng phục vụ.

V- Về tên gọi :

1. Không nên gọi là “Trung tâm” vì đã có nhiều TT, dễ gây nhàm chán và ấn tượng không đẹp về một cơ sở y tế chuyên thu gom tập trung người già yếu bệnh tật  lại để nuôi dưỡng, thu tiền, mang tính hành chính, bảo trợ xã hội hoặc kinh doanh thuần túy.

2. Gọi là “Làng” sẽ tạo cảm giác như đang sống ở quê nhà, cư dân dễ thân nhau quí nhau thông qua nhiều hoạt động phong phú hấp dẫn, không đơn điệu nhàm chán như tại Trung Tâm. 

3. Công  thức thực hiện: Diện tích  đất sạch đã có giấy tờ hợp lệ do chủ Dự án ký hợp đồng thuê lại  + những dãy nhà 1-2 tầng hình cánh cung, xây liền kề và liên thông bằng vật liệu mới, nhẹ, bền; thiết kế giản dị nhưng đẹp mắt, do Chủ dự án hoặc chính các thành viên - khách hàng tự xây dựng = Làng STND.

V- Các phân khu chức năng :

Làng STND là một tổ hợp bao gồm nhiều phân khu chức năng khác nhau với nhiệm vụ khác nhau nhưng phối hợp chặt chẽ với nhau cùng hướng tới mục tiêu chung. Đó là : Tạo dựng một môi trường yên tĩnh – xanh - sạch - đẹp – vui - tiện lợi - bổ ích để phục vụ cư dân với chất lượng cao nhất, thông qua các dạng dịch vụ phong phú mới lạ, hấp dẫn...   

Cụ thể, Trong phạm vi Làng sẽ có những phân khu sau đây :

1. Khu nhà ở thường xuyên của cư dân có khoảng 250 - 300 nhà chiếm khoảng 20-30 % diện tich , xây thành hình vòng cung nhiều lớp, cùng hướng về Khu nhà Ban quản lý.

Tên gọi: Khu  nghỉ dưỡng dài hạn .

- Trong khu này sẽ thiết kế một khu dành riêng cho các khách hàng có nhu cầu ở riêng hoặc ở theo cặp vợ chồng : Khu này thiết kế 100 căn.

2. Khu nhà Ban quản lý và nhà ăn, nhà y tế chăm sóc sức khoẻ, nhà văn hoá thư viện v.v, nằm ở Trung tâm để có thể quan sát các vòng cung nhà cư dân, kịp thời phục vụ khi cần.

3. Khu nhà cho thuê ngắn hạn để kinh doanh,xây thành những  nhà vườn nhỏ xinh,tương tự Homestay có kiến trúc khác nhau, theo phong cách nhà cổ VN, nhà nghỉ cuối tuần của Phương Tây (Đatra). Tên gọi: Khu nhà cho thuê ngắn hạn.

- Phấn đấu để có khoảng 100 ngôi nhà cho thuê kinh doanh với mẫu kiến trúc khác nhau của VN và thế giới, khu này dành cho những khách hàng muốn nghỉ dưỡng cuối tuần hoặc có nhu cầu chăm sóc theo chế độ riêng cao cấp hơn, hoặc khách quốc tế.

4. Khu nhà dành cho đối tượng chính sách , khu này có khoảng 50 căn .

5. Khu dành cho các hoạt động văn hoá văn nghệ và TDTT .

6. Khu dành cho hoạt động sản xuất, trồng trọt chăn nuôi sạch. Tại đây cần xây dựng nhà kính trồng rau, trồng cây dược liệu quí. Về chăn nuôi chủ yếu tổ chức nuôi thỏ, nuôi cá, xây dựng cơ sở sản xuất một số sản phẩm thực dưỡng phục vụ  cho cư dân và giới thiệu bán sản phẩm cho khách tham quan.

7. Khu dành riêng cho hoạt động trồng cây ăn quả, gọi là “Vườn quả Tĩnh Tâm”. Khu này nên chiếm khoảng 30 % diện tích, chuyên trồng các loại cây ăn trái sạch, có nguồi gốc nội địa và nhập ngoại cung ứng cho cư dân trong Làng và bán ra thị trường.

8. Khu vườn hoa cây cảnh nghệ thuật, hòn non bộ, hồ câu cá, v.v ( gọi là vườn Thượng uyển)...

9. Khu vực tâm linh ( chùa, miếu, v.v)

VI - Vốn đầu tư và phương thức huy động vốn :

1. Các khoản đầu tư chính

- Thuê , mua hoặc hợp tác đầu tư diện tích đất: tốt nhất là hợp tác cùng làm cùng ăn chia với chủ đất .Dự toán cho giải phóng mặt bằng 10 ha là :        50 tỷ

-  Xây khu nhà Ban quản lý:  Nhà 2 tầng rộng 300 m2 = khoảng          5  tỷ

-   Xây dựng các khu nhà ở cho những đối tượng khác nhau:                50  tỷ

-   Qui hoạch và xây dựng khu vui chơi giải trí:                                     10  tỷ

-  Qui hoạch và xây dựng khu sản xuất,chăn nuôi                                    1  tỷ

-  Đầu tư cho vườn cây ăn quả                                                                  1  tỷ

-  Đầu tư cho khu rau sạch hữu cơ                                                            1  tỷ

- Thuê đội ngũ cán bộ quản lý nhân viên chuyên môn nghiệp vụ (10 bác sỹ đông y, 60 điều dưỡng viên, 30 nhân viên phục vụ.) x 8 triệu =                   800 tr

- Bộ máy quản lý 6                                                                             80  tr

-  Quĩ bảo trì, đối ngoại, hành chính phí, quảng cáo v.v.                      300 tr

Vốn lưu động, dự trữ v.v                                                                     2   tỷ

Tổng vốn đầu tư                                                                           =     120,9 tỷ

Sau 6 năm hoàn vốn đầu tư .

 Tùy theo từng địa điểm, diện tích và giá đất cùng giá vật liệu xây dựng, số cán bộ nhân viên và mức lương v.v để tính mức đầu tư ban đầu.

Tuy nhiên với qui mô 1200 cư dân thường xuyên, 300 khách vãng lai. cần xây dựng khoảng 500-600 gian nhà liền kề. Giá thành mỗi m2 khoảng 2 triệu thì riêng khoản này đã phải đầu tư khoảng 500 gian x 60 m2 x 2 triệu =  60 tỷ.

- Các khu nhà dịch vụ theo yêu cầu riêng và Homestay   =                 20 tỷ.

2.  Để có vốn thực hiện  đề án, xin  nêu  một số phương án sau :

2.1 - Phương án một:  Vay vốn ưu đãi từ Ngân hàng Xã Hôi …

Nếu đề án có tính khả thi cao, có nhiều cấp cao ủng hộ thì việc vay 50 tỷ là không khó.

2.2 - Phương án hai: Hợp tác đầu tư với đối tác có vốn .

2.3 - Phương án ba: Huy động vốn theo phương thức xã hội hoá.

Đây có thể là cách huy động vốn hiệu quả và an toàn nhất nếu làm tốt khâu quảng bá , maketing...

Cụ thể, sau khi đã xác định khu đất xây dựng Làng và hoàn tất mọi thủ tục pháp lý,sẽ tỗ chức sự kiện,gặp gỡ giới thiệu đề án với các đối tác tiềm năng hoặc thông qua các phương tiện thông tin  để huy động vốn xây dựng ban đầu của dự án, Để công khai minh bạch ,tránh hoài nghi,sẽ cho phép những người có nhu cầu được tổ chức  tự xây dựng theo bản qui hoạch chung.

Nếu cư dân tương lai cần thuê ,thầu xây dựng, Ban quản lý dự án sẽ ký hợp đồng với họ ,có sự giám sát, kiểm tra thanh quyết toán công khai .

Bằng phương thức huy động vốn xã hội hoá nói trên , có thể giảm tối đa suất đầu tư ban đầu trong xây dựng hạ tầng để tập trung vào các công trình công cộng khác nhằm tăng sức hấp dẫn của Làng…..

2.4 - Ngoài ra, có thể kêu gọi các doanh nhân, những người có tiền dự trữ  khoảng 300 triệu trên phạm vi cả nước đầu tư vào Làng STND tại nhiều địa phương khác nhau vừa nhằm tạo dựng nơi nghỉ dưỡng cho gia đình, vừa kinh doanh theo nguyên tắc hợp tác như sau: Họ ký hợp đồng với Ban Quản lý rồi tự bỏ tiền xây dựng nhà theo thiết kế thống nhất để nghỉ ngơi ngắn hạn tại nhiều nơi và cho thuê trong thời gian không sử dụng. Ban quản lý Làng khai thác, phục vụ, thu phí theo giá thoả thuận.Tỷ lệ ăn chia 50/50. Bằng cách đó, họ sẽ thu hồi vốn nhanh ,vừa được thụ hưởng môi trường nghỉ dưỡng đa dạng,phong phú tại nhiều vùng khác nhau, đồng thời góp phần xây dựng Làng tại nhiều nơi...

2.5 - Với khu nhà từ thiện sẽ vận động các cá nhân và tổ chức ủng hộ tiền xây dựng.

2.6 - Cụ thể , mỗi ngôi nhà liền kề sẽ rộng khoảng 120 -160  m2,trong đó, chỗ ở  sẽ khoảng 60 m2, còn lại là một sân phía trước để trồng cây cảnh, nuôi chim, bể cá v.v và vườn nhỏ phía sau để chăn nuôi nhỏ làm vui tuổi già. Các ngôi nhà tương tự như nhà vườn nhưng  liên kề và liên thông tường ,có cửa kéo đóng mở  để tiện cho cán bộ nhân viên y tế đến chăm sóc, kiểm tra sức khỏe hàng ngày,theo giờ qui định.

Dự kiến chỉ khoảng 450 - 300 triệu đồng là có quyền sở hữu một ngôi nhà riêng trong quần thể Làng STND nói trên .

VII - Xác định nguồn thu và dự báo hiệu qủa kinh tế- xã hội

Nguồn thu tại Làng STND bao gồm những khoản sau đây :

1 - Tiền thuê đất làm nhà trong khu vực Làng

Doanh nghiệp hoặc cá nhân nhà đầu tư tự xây dựng nhà trong Làng sẽ phải nộp trước môt khoản tiền thuê đất và xây dựng căn nhà nghỉ dưỡng trong khoảng thời gian tương ứng với thời hạn còn trong sổ đỏ. Thời gian  nếu còn 50 năm thì mỗi m2 sẽ có giá khoảng 10.000,000 VNĐ. Vậy nếu 120 m2 sẽ phải nộp 500 triệu. Giả sử tổng số nhà xã hội hoá xây dựng khoảng 500 căn ,ta sẽ thu ngay được khoảng 250 tỷ đồng

2 - Thu từ tiền bán căn nhà do Ban quản lý xây dựng.. Nếu BQL Làng tự bỏ vốn xây dựng thì sẽ được bán ngôi nhà cho khách hàng có nhu cầu với giá khoảng 600 triệu VNĐ/căn. . Giả sử bán được 500 căn sẽ thu về 250 tỷ.

3 - Thu từ tiền nghỉ dưỡng hàng tháng : 8 triệu/người/tháng. Nếu thường xuyên   có khoảng 1000 người cư trú ,sẽ thu được khoảng 8 tỷ/tháng.

4 - Thu từ tiền cho thuê ngắn hạn theo ngày. Mỗi ngày 300.000 VNĐ. Nếu có số khách khoảng 100 người, ta sẽ thu được 30 triệu mỗi ngày tức, 900 triệu mỗi tháng. Nếu tìm được khách thuê nhà nghỉ ngắn hạn giúp nhà đầu tư ,sẽ được 50 % tiền của khách.  Nếu nhà đầu tư bán lại cho khách, Ban quản lý sẽ được hưởng x % lợi nhuận thu được ( thể hiện trong hợp đồng hợp tác kinh doanh ngay từ đầu )

- Thu từ tiền bán sản phẩm dư thừa nhờ sản xuất tại chỗ: chưa xác định

- Thu từ hoạt động du lịch trải nghiệm,

- Thu từ hoạt động từ thiện v.v

* Dự báo hiệu quả kinh tế xã hội và môi trường

- Thu thường xuyên hàng tháng :                        8 tỷ 900 triệu

- Thu đột xuất                                                      300 triệu  

Không tinh các khoản thu chi cơ bản lâu dài, chỉ tính thu chi hàng tháng, hiệu quả như sau

Chi : khoảng  4,9 tỷ

Thu  tối thiểu 8   tỷ

Lợi nhuận      4 tỷ /tháng/Làng.

Về mặt xã hội, nếu thành công, Làng STND sẽ là mô hình mới đầy sáng tạo giải quyết được một vấn đề lớn của đất nước trong giai đoạn hiện tại cũng như tương lai. Đó chính là vấn đề : CHÍNH SÁCH CHĂM SÓC SỨC KHỎE CỘNG ĐỒNG .

Về môi trường, mỗi Làng sẽ là một khu sinh thái đầy cây trái xanh tươi,khí hậu trong lành v.v. góp phần giảm bớt nguy cơ biến đổi khí hậu tại nhiều vùng nước ta..  

VIII - Định hướng chiến lược hoạt động  thu hút đầu tư Làng STND:

- Kết hợp những nét văn hóa truyền thống Làng Việt với sự  đa dạng của văn hóa các dân tộc khác trên thế giới nhằm tạo điều kiện cho khách hàng  lựa chọn và trải nghiệm. (thể hiện trong mô hình thiết kế ngôi nhà).

 -  Kết hợp các phương pháp chăm sóc sức khỏe truyền thống dân tộc không dùng thuốc kết hợp phương pháp :  THỰC DƯỠNG OHSAWA của người Nhật ,và dùng thảo dược hữu cơ …… nhằm đảm bảo nâng cao sức khỏe của mọi khách hàng đến  nghỉ dưỡng tại Làng nghỉ dưỡng sinh thái…..

 -  Kết hợp nghỉ ngơi thư giãn với du lịch sinh thái, văn hóa  , kết hợp những kỳ nghỉ ngắn ngày với an dưỡng dài ngày, kể cả trọn đời v.v….nhằm đa dạng hóa các dạng dịch vụ.

 -  Kết hợp cho cá nhân thuê đất dài hạn để xây dựng nhà dưỡng lão riêng theo mẫu thiết kế thỏa thuận  với cho thuê nhà nghỉ gia đình  ngắn hạn đối với mọi  đối tượng nhằm giảm suất đầu tư ,tăng nhanh nguồn thu,  rút ngắn thời gian thu hồi vốn. Thời gian thuê có thể 20-30 năm, tùy theo giá thỏa thuận và năng lực tài chính của khách hàng.

 - Kết hợp phục vụ nghỉ dưỡng với các dịch vụ đời sống giải trí thư giãn khác như VHVN, TDTT,mua sắm, trồng cây lấy gỗ quí, ( thí dụ cây sưa, cây trầm ), trồng các loại cây thuốc thông thường, chăn nuôi thỏ, trồng nấm, rau sạch cung ứng cho nhu cầu tại chỗ, tuy nhiên không gây ồn ào, không biến thành chợ; người ngoài  không ra vào tự  do để giữ môi  trường trong sạch và yên tĩnh, (mọi dạng DV đều  nằm ngoài và cách xa khu nhà nghỉ Trung tâm …

  - Trong làng không sử dụng xe máy, ô tô riêng, chỉ dùng xe đạp và xe máy điện để đảm bảo môi trường trong sạch.

 -  Kết hợp kinh doanh với làm từ thiện qua hình thức cung cấp giấy mời nghỉ dưỡng miễn phí cho các bà mẹ VN anh hùng, các đ/c lão thành CM, những đ/c nguyên lãnh đạo Đảng NN và Tỉnh, khám chữa bệnh cho người già trẻ em nghèo, cô đơn v.v. nhằm tranh thủ sự hỗ trợ của lãnh đạo địa phương, bạn bè quốc tế, đồng thời qua đó  quảng bá cho hình ảnh Làng STND.

  - Nhờ những định hướng hoạt động trên , DN vừa giảm được vốn đầu tư ban đầu vừa nhanh chóng thu hồi vốn và có lãi trên cơ sở đáp ứng tốt mọi nhu cầu khách hàng ngày càng đông đảo , duy trì hoạt động thường xuyên và bền vững không phụ thuộc mùa vụ.

IX - Đặc điểm thiết kế :

- Không thiết kế nhà cao tầng, biệt thự đắt tiền, chỉ làm nhà 1-2 tầng với nhiều kiểu dáng khác nhau, đẹp, thanh thoát, độc đáo, tiếp thu có chọn lọc kiểu dáng nhà cổ người Việt với kiến trúc hiện đại và các nét đặc thù nhà ở  của nhiều dân tộc khác nhau nhưng giá rẻ . Bên trong có đầy đủ các khu chức năng dành cho một đôi vợ chồng già và không gian dành  cho khách đến thăm, con cháu ngủ lại thời gian ngắn…

Thí dụ nhà Việt cổ, với mái hiên rộng,,phía trước có vườn cây ăn trái nhỏ xinh, bể cá cảnh, lồng chim,hòn non bộ; đặc biệt phía trên nên có giàn trồng hoa lý, chanh leo, bầu, mướp v.v.;  nhà cổ người Nhật với không gian cây cảnh hòn non bộ, hoa, suối nhân tạo v.v  nhà gỗ Nga với gian hiên trước rộng rãi, hàng rào thấp, nhà Đức, Pháp ,Ý  v.v….

- Có thể lắp tấm pin mặt trời trên mái để giảm khí thải nhà kính...

( xem  ảnh minh họa ở  trang cuối  )

- Chủ nhân các ngôi nhà tự trang bị đầy đủ tiện nghi sinh hoạt , trong đó  có Internet, wifi và camera…

X - Mô hình Xây dựng : 

- Khu trung tâm là hệ thống  nhà ở thấp tầng liên hoàn, diện tích  80-100 m2 mỗi khuôn viên , nhưng chỉ xây  40-50 m2 nhà ở, còn lại là sân vườn, Các ngôi nhà đều    chung tường , liên thông bằng cửa kéo,trước  nhà có vườn , cây cảnh hòn non bộ v.v

(Lý do : nhằm giảm số tiền đầu tư ban đầu cho khách hàng , do đó dễ huy động  người đầu tư  ,nhanh chóng lấp kín diện tích.)

- Dự kiến sử dụng khoảng … m2  vào mục đích này, sẽ được khoảng tối thiểu … ngôi nhà. Diện tích còn lại khoảng … ha dành cho khu trồng cây, xây dựng nhà vạn hoa, nhà BQL, nhà chăm sóc sức khỏe nội bộ, nhà văn hóa, khu TDTT v.v.

- Về vật liệu, chủ yếu sử dụng công nghệ gạch không nung Polime hóa, sản xuất tại chỗ, vừa rẻ vừa nhanh vừa bền; cách âm cách nhiệt, trồng loại cây hông (Paulonia ) trên toàn bộ diện tích (loại cây cho tán lá to, rất mau lớn ), kết hợp cây ăn quả, cây lấy gỗ quí ( sưa, trầm ...), cây bóng mát v.v.

- Trồng cây xanh, cây ăn quả ngắn ngày, trong đó, Cty đảm bảo trồng tặng 2 cây sưa đỏ trong vườn riêng để chủ nhân bán thu hồi vốn khi hết hạn thuê hoặc làm quà  cho con cháu sau khi qua đời ( 20 năm sau được thu hoạch ).

XI -  Những hoạt động chính

Về nguyên tắc, mọi hoạt động trong Làng cần phong phú, đa dạng, gần gũi đời thường, tuân theo pháp luật VN và nội qui cụ thể nhưng luôn tôn trọng lối sống và văn hóa, sở thích riêng tư của khách hàng, không gây phiền nhiễu hoặc gò bó cho họ. Mọi sinh hoạt tại Làng đều được chuẩn hoá trong bản nội qui của Làng tương tự bản Hương ước do Ban quản và Ban đại diện dân cư cùng xây dựng.

Tuy vậy có sự phân biệt giữa cư dân ở lâu dài với người ở ngắn hạn.

Với khách tạm trú thời gian ngắn, có thể được lựa chọn những dịch vụ thích hợp để tham gia, không bắt buộc phải tham gia toàn bộ. Nhưng với cư dân của Làng , ngoài sinh hoạt cá nhân đời thường, Ban QLý làng sẽ tổ chức một số hình thức hoạt động chung vừa là lợi ích vừa có tính bắt buộc  sau đây

1 -  Đội ngũ điều dưỡng viên phục vụ tại nhà dành cho những người có nhu cầu ăn uống, chăm sóc sức khỏe, vui chơi giải trí v.v riêng biệt như nâú ăn, giặt giũ, quét dọn nhà cửa, trồng cây, chăm vườn v.v.( tương tự người giúp việc )

Với cư dân sinh sống lâu dài, sẽ được kiểm tra sức khỏe và tư vấn mỗi ngày 1 lần  theo giờ qui định. Tư liệu được lữu trữ trong máy tính để theo dõi lâu dài. Nếu xuất hiện bệnh nặng,cần đưa đi cấp cứu kịp thời.

 2 -    Khu nhà ăn công cộng phục vụ  các món ăn dân tộc , ẩm thực khoa học chữa từng loại bệnh, 1 số món  nước ngoài phù hợp từng đối tượng, qui mô phụ thuộc vào lượng khách hàng.

 3 -     Hàng ngày tổ chức tập thể dục dưỡng sinh,các hoạt động TDTT tại sân quần vợt ,cầu lông, bóng chuyền hơi  v.v…..

         4 - Làng có xe đưa đón người có nhu cầu đi giã ngoại,tham quan du lịch trong ngày theo đăng ký trước.

 5 -  Hàng tuần tổ chức giao lưu văn nghệ  nội bộ hoặc giao lưu với các tổ chức đoàn thể của địa phương . Tổ chức đi thăm các khu dân cư gặp gỡ người dân địa phương, gặp gỡ với các cháu thiếu nhi, thanh niên các trường học tại địa phương v.v…..

 6 - Tổ chức phòng đọc sách báo, ưu tiên tài liệu về sức khỏe người già, tổ chức nghe nói chuyện, giao lưu về kiến thức và kinh nghiệm CSSK bản thân …

 7 - Tổ chức nhóm nghiên cứu trồng cây cảnh, hòn non bộ,  chăm sóc cây cối nuôi chim cá cảnh trong vườn riêng và khu vườn làng ..

         8 - Tổ sản xuất và tiêu thụ các loại thực phẩm sạch bằng công nghệ mới do, công nhân chuyên nghiệp phụ trách nhằm cung cấp cho cư dân trong Làng và bán ra thị   trường.

9 - Thỉnh thoang tổ chức liên hoan văn nghệ ca nhạc, nhảy múa tại sân khấu ngoài trời . Tổ chức CLB Thơ của Làng , duy trì sinh hoạt đều đặn,đọc thơ,bình thơ,tự xuất bản tho của các tác giả trong Làng .

        10 - Tổ chức một số hình thức lao động làm việc nhẹ nhàng, mang tính nghệ thuật giải trí  cho cư dân của làng như học vi tính, nặn tượng, đan lát, gốm , hội họa, nuôi chim cảnh, cá cảnh,trồng cây cảnh.

11 -  Tổ chức xe đưa đón cư dân của Làng vào Thành phố thăm gia đình và trở về ..

 12 - Làng có khu tâm linh để cộng đồng sinh hoạt tâm linh.

XII - Các bước tiến hành

1. Viết lại  dự án hoàn chỉnh

 Lấy ý kiến bổ sung của các chuyên gia, bạn bè, người thân, Ban lãnh đạo doanh nghiệp  đầu tư để tổng hợp thành dự án hoàn chỉnh v.v.

2. Tìm kiếm và làm việc với chủ khu đất bàn về mô hình hợp tác lập Làng …

3.Tổ chức đi thăm địa điểm lập làng ( quay phim chụp ảnh )

 Lập bản vẽ thiết kế 3D toàn bộ khu Làng và từng ngôi nhà, từng khu chức năng.

 4 - Lập trang web riêng về Làng STND .... in ấn tài liệu giới thiệu dự án, kèm ảnh minh họa v.v…

     5 - Tổ chức nhiều sự kiện, nhiều đợt giới thiệu thuyết minh dự án tại TW.

Hội GDCSSKCĐ , Hội NCT Hà Nội, Hội CCB  và một đối tượng khác.              

        6 - Giải quyết mọi thủ tuc pháp lý  liên quan (giấy phép hoạt động theo luật   )                  

        7 - Bắt đầu đăng ký tên người tham gia ( chưa nộp tiền )

        8 - Sau khi gần đủ số lượng khách hàng, họ sẽ chính thức ký hợp đồng với Cty …

     Thành lập Ban quản lý dự án và thu tiền, tiến hành giải phóng mặt bằng, cắm mốc giao cho đối tác xây dựng v.v

9 - Chính thức tổ chức khánh thành, cố gắng bắt đầu hoạt động trước tháng 8/2021.

                                                   ----------------

Kết luận: Bám sát nhu cầu cuộc sống và khả năng tài chính của phân khúc khách hàng NCT có mức sống trung lưu trở lên, có tính tới đặc điểm tình hình kinh tế hiện tại và tương lai, tận dụng lợi thế cạnh tranh của điạ bàn và mô hình mới đầy sáng tạo, dự án “ Làng sinh thái nghỉ dưỡng chăm sóc sức khỏe Thiện Tâm tại vùng ven Hà Nội rất có triển vọng thực hiện trong tương lai gần…

     Cơ hội kinh doanh từ người cao tuổi

 

Ở các nước phát triển, viện dưỡng lão tư nhân là mô hình kinh doanh có lợi nhuận và cũng rất cạnh tranh.

Khi già, chúng ta sẽ sống ở nhà với con cháu hay vào viện dưỡng lão? Đó là câu hỏi chưa được nhiều người Việt tự đặt ra cho bản thân. Có lẽ cũng vì lý do này mà mô hình kinh doanh viện dưỡng lão vẫn chưa thật sự phát triển, dù đã được một số đơn vị đầu tư từ khá lâu.

Hiện tại, hầu hết các mô hình dưỡng lão ở Việt Nam đều được Nhà nước bảo trợ và được phân bổ theo địa giới hành chính, mỗi tỉnh từ 1-3 trung tâm. Ví dụ, ở TP.HCM có 2 trung tâm nuôi dưỡng người già lớn nhất cả nước là Thị Nghè (Bình Thạnh) và Thạnh Lộc (Hóc Môn). Tuy nhiên, 2 trung tâm này chỉ nhận nuôi người già neo đơn, bị bỏ rơi hay thuộc diện chính sách. Còn theo dự báo của Tổng cục Thống kê, đến năm 2029, dân số Việt Nam sẽ già hóa với tỉ lệ 17% dân số, tương đương 16,5 triệu người.

Những con số trên cho thấy mô hình nhà dưỡng lão do Nhà nước bảo trợ sẽ không đáp ứng đủ nhu cầu xã hội trong tương lai, nhất là đối với những người có thu nhập khá trở lên.

Tuy cơ hội đầu tư vào viện dưỡng lão tư nhân khá hấp dẫn, bởi nhà đầu tư sẽ được hưởng ưu đãi lãi suất, tiền thuê đất hay thuế thu nhập doanh nghiệp với thuế suất chỉ 10%, nhưng không ít đơn vị tham gia vào mô hình này cho biết họ chưa thể tiếp cận được với các chính sách kể trên.

Loay hoay tìm mô hình

Làng dưỡng lão tư nhân đầu tiên ở Việt Nam được đánh giá đạt tiêu chuẩn châu Âu là Làng An dưỡng Ba Thương (TP.HCM), cũng là nơi thường được gọi là “Làng dưỡng lão Việt kiều”.

Thành lập từ năm 2007, Làng An dưỡng Ba Thương có diện tích 6,5 ha với hơn 120 phòng, mỗi phòng rộng từ 16-22 m2. Làng có 2 khu dành riêng cho khách có thu nhập trung bình và cao, gồm các dịch vụ y tế, tín ngưỡng, chăm sóc sắc đẹp, phòng tiện nghi như khách sạn... Các cụ già được nấu cơm theo thực đơn riêng. Đội ngũ điều dưỡng viên được đào tạo luôn theo dõi sức khỏe của khách. Giá dịch vụ khoảng 3,5-9,5 triệu đồng/người/tháng.

Đầu tư vốn lớn theo tiêu chuẩn và mô hình viện dưỡng lão của Pháp, nhưng Làng An dưỡng Ba Thương lại chưa kinh doanh thành công. Giống như nhiều viện dưỡng lão khác tại Việt Nam, Ba Thương gặp nhiều khó khăn khi lượng khách lưu trú không ổn định, chưa đáp ứng được quy mô đầu tư.

Trong khó khăn, Làng An dưỡng Ba Thương đổi chủ. Chủ mới là một bác sĩ Việt kiều Pháp, người đã mua lại dự án để nâng cấp Ba Thương từ “Làng An dưỡng” thành “Làng Nghỉ dưỡng”.

Theo vị này đánh giá, “Việt Nam chưa có nơi dưỡng lão nào đáp ứng được tiêu chuẩn viện dưỡng lão ở châu Âu, trừ làng này. Tại Pháp có trên 4.000 nơi giống như vậy”. Và thế là Ba Thương trở thành nơi nghỉ dưỡng có sân golf, quần vợt, bể bơi... Trong quan điểm đầu tư mới, việc Ba Thương đa dạng hóa loại hình dịch vụ, phục vụ cho nhiều lứa tuổi sẽ giúp nơi đây thu hút nhiều khách hàng hơn, do tuổi nào cũng cần chăm sóc và nghỉ dưỡng.

Tương tự, một số khu du lịch sinh thái cũng đầu tư xen lẫn giữa mô hình dưỡng lão và khu nghỉ dưỡng cao cấp, như Khu Nghỉ dưỡng Vười Xoài (Đồng Nai) hay Khu Điều dưỡng Medicoast (Bà Rịa - Vũng Tàu).

Trên thế giới, mô hình kết hợp như vậy đã được áp dụng khá thành công, đặc biệt là ở Pháp và Nhật, những nơi có ngành dịch vụ chăm sóc người cao tuổi phát triển rất mạnh. Ðối với tâm lý người Việt Nam chưa quen với “dưỡng lão”, mô hình “nghỉ dưỡng” sẽ có nhiều lợi thế để quảng bá và phát triển hơn. Ngoài ra, mô hình này còn tạo được nguồn thu cân bằng giữa khách cố định (dưỡng lão) và khách vãng lai (du lịch).

Có thể nói, các dự án đầu tư viện dưỡng lão tại Việt Nam đang tích cực thay đổi, tìm kiếm mô hình đầu tư và hoạt động thích hợp với tình hình thực tế. Cùng lúc đó, chăm sóc người cao tuổi cũng bắt đầu nhận được sự quan tâm từ các nhà đầu tư ngoại.

Dưỡng lão kiểu Nhật

Ðã có không ít nhà đầu tư thuộc các hiệp hội chăm sóc người già ở Nhật, thậm chí từ những đơn vị thuộc Bộ An sinh Xã hội Nhật, đến Việt Nam để tìm cơ hội đầu tư viện dưỡng lão.

Người Nhật đã tìm hiểu tình hình đầu tư viện dưỡng lão ở TP.HCM, Bà Rịa - Vũng Tàu, Khánh Hòa, Đã Nẵng... Theo họ, các địa điểm này có hệ sinh thái khá phù hợp cho việc đầu tư trung tâm chăm sóc người cao tuổi. Tuy nhiên, trở ngại lớn nhất nằm ở chỗ quy định pháp luật về lĩnh vực này tại Việt Nam chưa hoàn chỉnh.

Có thể kể đến trường hợp của Công ty Cổ phần An dưỡng Bình Mỹ, chủ đầu tư Trung tâm Dưỡng lão Bình Mỹ ở TP.HCM. Đơn vị này trong thời gian vừa qua đã tiếp khoảng 15 đoàn các nhà đầu tư Nhật đến tìm hiểu mô hình. Mục đích đầu tư và tìm kiếm cơ hội liên kết đầu tư của người Nhật đã khá rõ ràng, nhưng theo đánh giá của họ, thị trường Việt Nam quá mới mẻ và còn nhiều bất cập. Ví dụ như chưa có đơn vị nào chuyên đào tạo ngành chăm sóc người già, nên phải lấy ngành điều dưỡng thay thế là không phù hợp; hay thủ tục khai tử cho người nước ngoài tại Việt Nam vẫn chưa được pháp luật quy định, khiến các viện dưỡng lão gặp khó khi muốn thu hút khách hàng ngoại quốc.

Ở các nước phát triển, viện dưỡng lão tư nhân là mô hình kinh doanh có lợi nhuận và cũng rất cạnh tranh. Theo Quỹ Dân số Liên hợp quốc, Nhật là nước dẫn đầu thế giới về tỉ lệ người già, chiếm 20,5% dân số. Vì thế, mô hình viện dưỡng lão ở Nhật rất phát triển.

Mỗi năm, Bộ Lao động - Thương binh - Xã hội Việt Nam xuất khẩu 120 điều dưỡng viên (được Nhật hỗ trợ đào tạo trong vòng 1 năm) sang Nhật để chủ yếu thực hiện công việc chăm sóc người già. Còn ở Thái Lan, mô hình liên kết chăm sóc người già giữa Nhật và quốc gia này hiện khá thành công khi được kết hợp với du lịch nghỉ dưỡng. Việc người Nhật cao tuổi đi du lịch tại các khu nghỉ dưỡng tiêu chuẩn cao cấp ở Thái Lan đã trở nên phổ biến.

Sinh - lão - bệnh - tử là những chu kỳ không thể tránh khỏi của đời người. Thế nên, ngành dịch vụ dưỡng lão tại Việt Nam chắc chắn là một lĩnh vực đầu tư buộc phải phát triển, dù muốn hay không. Ðể khuyến khích mô hình kinh doanh lĩnh vực nghỉ dưỡng cho người cao tuổi, Việt Nam sẽ cần phải bổ sung thêm nhiều quy định phù hợp với tình hình hiện tại. Nhưng quan trọng nhất vẫn là tầm nhìn của các nhà hoạch định chính sách, trong bối cảnh dân số Việt Nam sẽ già đi trong tương lai.

Cha mẹ vào trại dưỡng lão: Bất hiếu hay tất yếu?

05/05/2012    07

- Tiến sĩ Trần Tuấn, Giám đốc Trung tâm nghiên cứu phát triển và đào tạo cộng đồng (RTCCD - thuộc Liên hiệp các hội khoa học và kỹ thuật Việt Nam) khẳng định xu thế đưa cha mẹ vào trại dưỡng lão là tất yếu. Tuy nhiên, tại thời điểm này ở Việt Nam, việc đưa cha mẹ vào trại dưỡng lão dường như vẫn còn gặp nhiều rào cản về đạo đức.

>>Dở khóc dở cười khi các cụ hóa … trẻ con!
>>Giận hờn và vui sướng ở trại dưỡng lão

Tất yếu hay bất hiếu?

Anh Ngọc có cha năm nay 76 tuổi và đang ở tại trung tâm dưỡng lão Thiên Đức (Đông Ngạc, Từ Liêm, Hà Nội - tên anh Ngọc đã được thay đổi - PV) cho biết, trước khi đưa ông cụ vào trung tâm dưỡng lão (TTDL), trong gia đình anh đã nổ ra một cuộc tranh cãi nảy lửa.

Luồng thứ nhất cho rằng, ông cụ đã vất vả cả đời để nuôi 5 anh em khôn lớn, thành đạt. Đến khi ông già yếu thì con cái có bổn phận chăm sóc ông bằng mọi giá và nhất thiết phải để ông sống cùng gia đình. 

Luồng thứ hai cho rằng, không ai trong gia đình không yêu thương cụ, ai cũng đều có trách nhiệm với cụ. Tuy nhiên, công việc, học hành quá bận rộn nên con cháu đi suốt ngày. Nếu để ông cụ ở nhà thì ông chỉ quẩn quanh trong 4 bức tường vô hồn và làm bạn với chiếc tivi.

Cộng với việc bị bệnh về huyết áp, nguy cơ cụ bị tai biến có thể xảy ra bất cứ lúc nào. Bao nhiêu người giúp việc đều đã lắc đầu ra đi vì cụ quá khó tính. Vì vậy, đưa cụ vào trại dưỡng lão có y tá, điều dưỡng chăm sóc chu đáo là một giải pháp có vẻ tích cực hơn.


Tôi nghĩ, trong bối cảnh hiện nay xã hội chúng ta cần thay đổi dần quan niệm về việc đưa cha mẹ vào các trung tâm chăm sóc người già chuyên nghiệp nếu họ có đủ điều kiện
", anh Ngọc bày tỏ."Dẫu có phân tích đến đâu thì lượng phản đối vẫn còn, tuy nhiên điều may mắn là lượng người ủng hộ có tăng lên.


Anh Ngọc cho biết, thuyết phục được anh em trong nhà là cả một vấn đề không đơn giản nhưng thuyết phục được cụ ông 76 tuổi mới là chuyện khó nhất.

"Ông cụ đã sống với con cháu hơn bảy chục năm, quá quen với môi trường này, không gian này, thật khó để thay đổi. Chúng tôi phải đưa cụ đến trung tâm vài lần cho cụ thăm thú, làm quen cho đến khi cụ thích cộng đồng này thì cụ tự nguyện đồng ý", anh Ngọc nói thêm.

Theo anh Ngọc, khi tham gia vào cộng đồng người cao tuổi ở TTDL, bố anh đã có những thay đổi khá tích cực như bớt khó tính, bớt cau có. Chứng bệnh huyết áp của cụ cũng được kiểm soát tốt hơn vì có những người có chuyên môn theo dõi. Hàng tuần, thậm chí hàng ngày (nếu có điều kiện), 5 anh em anh đều thay nhau lên thăm nom bố.

"Cụ có nhớ nhà, nhưng bất cứ khi nào cụ muốn về là chúng tôi đều đáp ứng. Thực lòng là để ông cụ lên đây cũng áy náy với cụ lắm. Nhưng ông cụ cứ ở nhà một thân một mình như vậy thì không biết chuyện gì sẽ xảy ra", anh Ngọc chia sẻ.

Chống "sốc" cho các cụ

Theo Tiến sỹ tâm lý Nguyễn Kim Quý, xu hướng đưa cha mẹ vào trại dưỡng lão là tất yếu. Nhưng càng ngày, việc đưa cha mẹ vào trại dưỡng lão càng gắn chặt với trách nhiệm của con cái, vì việc này được diễn ra một cách chủ động và có sự chuẩn bị kỹ càng, thống nhất giữa hai bên.

Để sự thay đổi này (xu hướng đưa người già vào trại dưỡng lão) được đón nhận và diễn ra suôn sẻ, Tiến sĩ Quý lưu ý: "Người cao tuổi ở Việt Nam chưa thật quen với việc vào trại dưỡng lão sống một cách “vui vẻ” và đại đa số họ chưa hề chuẩn bị trước để đón nhận điều đó.

Chỉ đến khi cuộc sống gia đình thực sự gặp những xung đột hoặc các thành viên khó thích ứng với nhau thì họ mới nghĩ tới. Vì thế, khâu “chuẩn bị” khá sơ sài. Cho nên nhiều cụ bị sốc. Bởi vậy cần làm kỹ “công tác tư tưởng” để tránh trường hợp bị phản ứng ngược, là các cụ cự tuyệt với các trại dưỡng lão".

Khẳng định xu hướng đưa cha mẹ vào trại dưỡng lão là tất yếu, Tiến sĩ Trần Tuấn dự báo trong tương lai, mô hình các trung tâm chăm sóc sức khỏe người cao tuổi chất lượng cao sẽ tiếp tục được mở rộng, đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của người dân đối với dịch vụ “đặc biệt” này.

Hiện nay, các trung tâm chăm sóc người cao tuổi do Nhà nước lập ra mới chỉ giải quyết được một phần nhu cầu dành cho những người neo đơn, không nơi nương tựa hoặc người nghèo. Còn một bộ phận rất lớn là những người có điều kiện kinh tế tốt nhưng không đủ thời gian, sức lực “kham” hết cả việc chăm sóc cha mẹ già và họ là những đối tượng thực sự có nhu cầu về các địa chỉ chăm sóc người cao tuổi chất lượng cao với dịch vụ phong phú, toàn diện.

Ngoài ra, theo Tiến sĩ Tuấn, Nhà nước cần tập trung vào lĩnh vực này để đảm bảo an sinh xã hội vì trên thực tế còn rất nhiều cụ già không có điều kiện vào trại dưỡng lão cao cấp. Họ cần được tạo điều kiện để sống tốt trong những trung tâm do Nhà nước lập ra phù hợp với điều kiện kinh tế của mình và con cái.

Chính sách không hợp lý, người già sẽ là gánh nặng lớn

Tiến sĩ Trần Tuấn phân tích: Những thay đổi về cơ cấu dân số cho thấy áp lực về dân số già ở Việt Nam là hiện hữu. Hơn nữa, xu hướng toàn cầu hóa khiến con cái sẽ đi xa nhiều hơn. Trong khi đó điểm mâu thuẫn là người già thường có xu hướng quay trở lại với cộng đồng của mình.

Vì vậy, trong bối cảnh hiện nay, người già là cả một vấn đề lớn. Nếu không có những chính sách đúng đắn và đúng thời điểm thì gần 10 triệu người già trên cả nước sẽ là một gánh nặng lớn, cản trở sự phát triển chung của các cá nhân, gia đình và toàn xã hội